1.Về Quản lý thị trường: Chính thức áp dụng Luật Giá 2012, thay thế cho Pháp lệnh Giá. Theo đó, nhà nước sẽ không còn thực hiện việc áp đặt giá đối với các mặt hàng trên thị trường mà sẽ để cho doanh nghiệp tự định đoạt. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng thiết yếu với đời sống (điện, xăng, dầu...), khi có biến động lớn về giá, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến xã hội. Ba biện pháp bình ổn giá sẽ được áp dụng là: điều tiết hàng hóa; lập quỹ bình ổn giá; các biện pháp tiền tệ, tài chính. Một nội dung khác cũng cần quan tâm đến là việc bình ổn giá từ ngày này sẽ chỉ còn áp dụng đối với các mặt hàng thật sự thiết yếu với đời sống như sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, thóc, gạo tẻ bình thường… (trước đây nhà nước quản lý về giá với mọi loại sữa, thóc, gạo tẻ). Đối với vấn đề quảng cáo, Luật Quảng cáo 2012 thay thế cho Pháp lệnh Quảng cáo, sẽ thắt chặt về việc quản lý nội dung quảng cáo. Ngoại trừ thuốc lá, sẽ có thêm nhiều loại hàng hóa bị cấm quảng cáo như: rượu trên 15 độ, sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, các loại thuốc bị hạn chế sử dụng, các mặt hàng có tính kích dục, kích động bạo lực… Riêng đối với việc sản xuất kinh doanh rượu còn phải chịu sự tác động của Nghị định94/2012/NĐ-CP. Một trong những nội dung mới tại Nghị định là việc tăng cường quản lý các loại rượu lưu hành trong nước bằng biện pháp buộc phải hoàn thành việc dán tem đối với tất cả các mặt hàng thuộc nhóm này trước ngày 1/1/2014. 2.Về lĩnh vực Xuất - Nhập khẩu: Ngày 1/1/2013 sẽ chính thức áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu mới, ban hành trong Thông tư 193/2012/TT-BTC. Theo đó, sẽ có một số thay đổi trong mức thuế suất như: tăng thuế xuất khẩu một số loại quặng từ 20 lên 30%, tăng thuế nhập khẩu một số loại đường từ 15% lên 25-40%.
Đối với việc nhập khẩu một số loại linh kiện máy bay, ô tô, xe tải… sẽ được miễn thủ tục quyết toán việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa. Cũng liên quan tới xuất nhập khẩu, từ năm 2013, nhà nước sẽ siết chặt quản lý đối với việc nhập khẩu các loại phế liệu. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT, từ 1/1 chỉ cho phép Thương nhân trực tiếp sản xuất từ phế liệu hoặc thương nhân được ủy thác nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu các loại phế liệu. Không cho phép thực hiện việc nhập khẩu phế liệu để phân phối lại cho người sản xuất. 3.Về lĩnh vực Lao động: Ngày 1/1/2013 sẽ bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới, quy định tại Nghị định103/2012/NĐ-CP. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 2,35 triệu đồng/tháng. Về việc phân chia vùng lương hiện vẫn không có sự thay đổi so với quy định cũ. Đối với hoạt động công đoàn trong công ty, bắt đầu từ năm 2013, sẽ có thêm nhiều cơ chế để thu hút người lao động tham gia. Một trong các chính sách theo Luật Công đoàn 2012 là việc đảm bảo việc làm cho người lao động là cán bộ công đoàn: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”. 4.Về lĩnh vực Giao thông đường bộ: Từ 1/1/2013 sẽ bắt đầu áp dụng việc thu phí sử dụng đường bộ đối với các loại phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với xe ô tô, xe tải từ 1,56 đến 12,48 triệu đồng/năm, mức phí đối với xe máy là từ 50 đến 150 nghìn đồng/năm. Một điều cần lưu ý rằng, đối với các hành vi trốn phí, ngoài việc bị truy thu sẽ còn bị phạt với mức phạt khá cao: xe máy từ 800 nghìn – 1,2 triệu đồng; xe ô tô từ 6 – 10 triệu đồng. Ngoại trừ các văn bản trên, cũng còn khá nhiều văn bản luật khác bắt đầu có hiệu lực như: Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Giám định tư pháp, Luật Giáo dục đại học, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Tài nguyên nước, Luật Biển Việt Nam…
Kiến trúc An Thịnh, Xây dựng An Thịnh : Thiết kế Kiến trúc Hải Phòng, thiết kế nội thất hải phòng, giám sát xây dựng Hải Phòng, thiết kế nhà đẹp Hải Phòng, thiết kế kiến trúc Pháp Hải Phòng, kiến trúc Hải phòng, phong thủy Hải Phòng
|